Trong gia phả của dòng họ còn lưu tên nhiều Cụ Tổ qua các đời, thực tế số các ngôi mộ các Cụ Tổ dòng họ còn nhận được là rất ít. Những ngôi khác có thể mất nấm vì trước đây đều là mộ đất, có thể do thất lạc vì những năm chiến tranh việc trông nom các ngôi mộ Tổ gặp nhiều khó khăn. Thực tế xã hội trải qua các chế độ khác nhau, kháng chiến chống Nhật, Pháp, Mỹ. Ruộng đồng thay đổi mục đích sử dụng qua nhiều thời kỳ. Trước đây kinh tế xã hội và dòng họ đều khó khăn, việc xây mộ cho các cụ có nhiều hạn chế. Nhiều ngôi mộ đất qua năm tháng đã bị mất nấm, thất lạc. Hòa bình lập lại, xã hội ổn định, kinh tế khởi sắc, con cháu mới có điều kiện chú ý tới việc xây dựng các ngôi mộ Tổ.

Năm 1965, nhà nước đào con mương huyện chạy qua xứ đồng Cối Mèn, qua khu vực ngôi mộ Cụ Tổ, các cụ trong dòng đã đi đào, tìm nhưng không tìm được. (nghe nói cụ thuộc đời thứ 2, không rõ tên và ngôi thứ của cụ). Từ năm 2008 đến năm 2018, nhiều lần dòng họ phải nhờ các nhà ngoại cảm và các thầy về làm lễ ở nhà thờ cũng như ở các xứ đồng để tìm các ngôi mộ bị thất lạc, nhưng không phải lần nào cũng đạt kết quả.

MỘ CỤ TỔ ÔNG – CỤ ĐỆ NHẤT - Ở XỨ ĐỒNG MÃ CẢ  

Trước năm 1960, mộ cụ là ngôi mộ đất nằm giữa cánh đồng trước cổng làng. Khi hợp tác xã mở con đường gọi là đường Mã Cả nối từ đường 32 gọi là Mũi Bút đi về thẳng cổng làng, hai bên đường, hưởng ứng phong trào tết trồng cây, các bô lão trong làng trồng cây Phi Lao hai bên đường rất đẹp. Từ đó mộ cụ nằm sát đường. Năm 2010 khu đô thị rải nhựa con đường này.

Xây mộ cụ năm 1987: đường kính 1,5 m cao 60 cm. Thu mỗi giai đinh 2đ (hai đồng). Chi 1: 24 xuất, chi 2: 244 xuất, chi 3: 8 xuất, chi 4: 20 xuất, chi 5: 58 xuất, chi 6: 84 xuất. Tổng số đinh thu được là 418 = 836đ. Tiền công đức: chi 1: 33đ, chi 2: 27đ, chi 6: 15đ. Trưởng ban khánh tiết: cụ Phạm Văn Điển

Xây lại mộ cụ ngày 2 - 12 - 2002, thu mỗi xuất đinh 3.000đ. Mộ xây (trong ảnh bên dưới) nhìn về cây đa, giếng nước ở cổng Đông của làng Lai Xá.

 

Mộ cụ đệ nhất, cụ ông Phạm Quý Công tự Đức Trai

 

Xây lại mộ cụ năm 2007:  Khi hợp tác xã đào mương dẫn nước sát ngôi mộ cụ, phát hiện tiểu của cụ là tiểu gỗ nằm ngoài nấm, nằm ngoài khuôn viên đã xây khoảng 50 cm. Khoảng 300 năm mộ cụ là mộ đất. Các lần xây trước đó dòng họ chỉ xây theo nấm đất hiện có chứ không kiểm tra được tiểu của cụ. Để xác định đúng là mộ cụ, ban khánh tiết, các cụ, các ông các bà đã bàn bạc, thống nhất dùng biện pháp tâm linh để xác định xem có đúng là tiểu của cụ không. Các cụ đã họp bàn và thống nhất nhờ nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Kỳ ở thôn Kim Nỗ, Đông Anh, Hà Nội. Đoàn đi xe Lam sang nhà cô Nguyễn Thị Kỳ do ông Đoàn Văn Phúc lái. Khi xác định đúng là tiểu của cụ, ban khánh tiết đã chuyển cụ từ tiểu gỗ sang tiểu sành. Lúc chuyển sang tiểu sành, tiểu gỗ của cụ chỉ còn tấm ván địa bằng gỗ lim đã có dấu hiệu mục nát, phần cốt của cụ không còn nguyên vẹn. Chú ý: tiểu của cụ đầu tiểu có hình vuông là đầu, đầu tiểu có hình tròn là chân. Cụ nhìn về hướng Đông Bắc (phía Cống Lều trước đây). Ban khánh tiết đã xây mở rộng mộ cụ hình chữ nhật bao quanh mộ cũ để sau này làm mộ đá ở phần trên. Đây là hình ảnh mộ cụ khi hợp tác xã đào mương. Trưởng ban khánh tiết: cụ Phạm Văn Sang

Xây mộ

  

Xây mộ

 

Ngày 8 - 9 - 2007 xây xong mộ cụ hình chữ nhật và làm lễ tạ.

Ngày 21 – 12 – 2010 (16 – 11 năm Canh Dần) tu sửa mộ

Xây mộ cụ năm 2012: Đổ rầm bê tông ở phần trên mộ của cụ để làm mộ đá đặt lên. Mộ cụ làm bằng đá xanh Thanh Hóa, đá liền khối. Thu xuất đinh: chi 1: 37, chi 2: 265, chi 3: 16, chi 4: 29, chi 5: 81, chi 6: 189. Tiền làm mộ bằng đá: 190.000.000đ (một trăm chín mươi triệu động). Trưởng ban khánh tiết: cụ Phạm Văn Sang

 

Mộ cụ ông

 

  MỘ CỤ TỔ BÀ – CỤ ĐỆ NHẤT - Ở XỨ ĐỒNG CỬA CHÙA GIO

Mộ cụ từ trước nằm ở khu vực đồng trũng, các gia đình có ruộng xung quanh cấy lúa hai vụ.

Xây mộ cụ lần đầu năm 1993. Tổng xuất đinh thu được: 420 xuất, mỗi xuất 1.500đ = 630.000đ . Tiền công đức: 619.000đ. Trưởng ban khánh tiết cụ Phạm Như Khôi

Mộ cụ tổ bà

 

Ngày 23 - 11 - 2011 nhà nước mở đường sát mộ Cụ Tổ bà

 

Mộ cụ tổ bà

 

Ngày 3 - 11 năm Giáp Ngọ (24 - 12 - 2014), dòng họ tổ chức xây khung bao quanh mộ cụ. Xây hết 18.800.000đ. Trưởng ban khánh tiết: cụ Phạm Văn Sang

 

Mộ cụ tổ bà

 

MỘ CỤ ĐỆ NHỊ - CỤ ÔNG VÀ CỤ BÀ

Vào những năm từ 2008 đến 2011, các dòng họ, các gia đình đều phải quy tập các ngôi mộ về nghĩa trang. Ban khánh tiết và các cụ rất sốt ruột muốn tìm các ngôi mộ Tổ vì nếu không tìm được, sau đó doanh nghiệp xây dựng nhà tầng và đường nhựa thì vĩnh viễn không tìm được mộ các cụ nữa. Hai cụ đời thứ 2 chỉ được ghi tên trong gia phả nhưng không ghi ngày giỗ các cụ và xứ đồng mộ các cụ được táng.

Ngày 24 - 10 - 2009, thay mặt ban khánh tiết, cụ Phạm Văn Sang (trưởng ban khánh tiết), ông Phạm Anh Tuấn (chi 1) và ông Phạm Gia Phú (chi 2) đã đi nhờ nhà ngoại cảm ở Bưởi, phố Hoàng Hoa Thám, Hà Nội để tìm mộ cụ. Nhà ngoại cảm vẽ sơ đồ và hướng dẫn đi tìm mộ cụ. Theo nhà ngoại cảm, mộ của 2 cụ nằm cách mộ Cụ Tổ bà (cụ đệ nhất) một thửa ruộng về phía Cửa Chùa Gio, cách đường đi 2 mét. Cụ Sang, ông Tuấn và ông Phú đã đi tìm nhưng không tìm được.

Ngày 29 - 10 - 2009 (12 - 9 năm Kỷ Sửu) Ban khánh tiết cùng các cụ cao tuổi đã họp bàn và thống nhất tiếp tục nhờ các nhà ngoại cảm để tìm các ngôi mộ các Cụ Tổ.

Ngày 1 - 11 - 2009 (15 - 9 năm Kỷ Sửu) dòng họ thuê một chuyến xe Hải Âu (29 chỗ) tới nhà ngoại cảm Đỗ Thanh Thủy ở Đông Anh, Hà Nội để làm lễ và nhờ tìm các ngôi mộ các Cụ Tổ nhưng không đạt kết quả.

Cụ Phạm Văn Sang làm quản trang của thôn, cụ có nhiều kinh nghiệm về các công việc tâm linh, cụ đã giúp dòng họ nhờ 2 nhà ngoại cảm cùng một lúc để tìm 2 Cụ Tổ đời thứ 2.

Ngày 23 và 26 - 11 - 2016, cụ Phạm Văn Sang mời cô thầy Nguyễn Thị Nga ở Nhân Chính, Hà Nội và thầy Thành ở Hải Dương. (các lần mời 2 nhà ngoại cảm này có các cụ, các ông bà chứng kiến: cụ Phạm Văn Sang, ông Phạm Anh Tuấn, ông Phạm Gia Dũng, ông Phạm Ngọc Chiến (chi 4) ......... (tôi xin không mô tả chi tiết quá trình tìm mộ 2 cụ). Điều trùng lặp là vị trí tìm được mộ của 2 cụ đời thứ 2 trùng với vị trí mà nhà ngoại cảm ở Bưởi đã chỉ ra năm 2009. Mộ của 2 cụ đã được di chuyển về nghĩa trang năm 2016.

Mộ cụ đệ tam

 

 MỘ CỤ ĐỆ TAM – CỤ ÔNG - Ở XỨ ĐỒNG VƯỜN CHUỐI

Ngôi mộ cụ chung với ngôi mộ của Họ Lương. Mộ của Họ Lương ở phía đông, mộ của cụ họ Phạm ở phía tây

Xây mộ cụ năm 1993. Thu mỗi giai đinh 1.500đ. Chi 1: 29 xuất, chi 2: 174 xuất, chi 3: 10 xuất, chi 4: 24 xuất, chi 5: 73 xuất, chi 6: 94 xuất. Tổng xuất đinh thu được: 404 = 606.000đ. Tiền công đức: 279.500đ. Trưởng ban khánh tiết: cụ Phạm Như Khôi.

  

Mộ tổ

 

MỘ CỤ TỔ BÀ – CỤ ĐỆ TAM

Ngày giỗ Tổ 1 - 3 năm Kỷ Hợi (5 - 4 - 2019), ban khánh tiết tiếp tục xin ý kiến toàn họ về việc tiếp tục nhờ các nhà ngoại cảm đi tìm mộ các Cụ Tổ và đã nhận được sự đồng thuận. Ngày 22 - 11 - 2019, cụ Phạm Văn Sang tiếp tục mời cô Nga và thầy Thành nhiều lần về nhà thờ và nghĩa trang để tìm Cụ Tổ bà (đời thứ 3). Cuối cùng được biết mộ của cụ đã mất và không thể tìm lại được. Ban khánh tiết đã xây mộ cho cụ ở nghĩa trang. Các nhà ngoại cảm, ban khánh tiết và cụ Phạm Văn Sang đã làm lễ "Chiêu hồn nhập mộ"  cho cụ và từ đó ngôi mộ đó là nơi đi về của cụ (ảnh bên dưới).

 

Mộ tổ

 

 MỘ CỤ TỔ Ở ĐÌNH LỖ TRÒN

Mộ Cụ Tổ ở đình lỗ tròn – xây năm 2006. Trong những năm chống Mỹ, các đơn vị bộ đội và dân quân du kích đã đào nhiều giao thông hào ngang dọc trong Đình Lỗ tròn. Ngôi mộ Tổ vẫn còn đó. Khi xây mộ cụ, ở “Đình Lỗ tròn” chỉ có khoảng 20 ngôi mộ của các dòng họ và các gia đình. Dòng họ không lưu được tên và ngôi thứ của cụ. Xây mộ cụ ngày 22 - 10 năm Bính Tuất (12 - 12 - 2006). Thu tiền đinh 10.000đ một xuất. Trưởng ban khánh tiết: cụ Phạm Văn Sang

Mộ tổ

 

 MỘ CỤ TỔ Ở XỨ ĐỒNG CỐI MÈN

Mộ cụ nằm ở giữa cánh đồng cối mèn. Dòng họ không lưu được tên và ngôi thứ của cụ.  Xây mộ cụ ngày 22 - 10 năm Bính Tuất (12 - 12 - 2006). Thu tiền đinh 10.000đ một xuất. Trưởng ban khánh tiết: cụ Phạm Văn Sang

 

Mộ tổ

 

MỘ CỤ TỔ Ở GÒ CỐI MÈN (GÒ CÁNH GÀ)

Ngôi mộ Cụ Tổ - song táng ở gò Cối Mèn (gò Cánh Gà).

Dòng họ chỉ nhớ là song táng chứ không rõ tên và ngôi thứ của các cụ.  Xây mộ cụ ngày 22 - 10 năm Bính Tuất (12 - 12 - 2006). Thu tiền đinh 10.000đ một xuất. Trưởng ban khánh tiết: cụ Phạm Văn Sang

 

Mộ tổ

 

MỘ CỤ TỔ CHUYỂN TỪ XỨ ĐỒNG MÃ CẢ NGOÀI VỀ NGHĨA TRANG

Năm 2008 nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thôn Lai Xá cho các dự án. Dòng họ di chuyển mộ cụ về nghĩa trang. Khi khai quật mộ cụ để di chuyển, mộ cụ chỉ còn là đế một chiếc “vại” đường kính 30 cm, phần thành của vại đã vỡ và mất gần đến đáy vại. Trưởng ban khánh tiết: cụ Phạm Văn Sang

 

Mộ tổ

 

Ngày 12 – 9 năm Kỷ Sửu (29 – 10 – 2009) Ban ban khánh tiết và các cụ trong họ đã tổ chức họp và thống nhất mời nhà ngoại cảm Đỗ Thanh Thủy để xác định tên và ngày giỗ của các cụ tại các ngôi mộ Tổ ở các cánh đồng.

 

MỘ CỤ TỔ Ở XỨ ĐỒNG MÃ CẢ TRONG VÀ CẦU MƯỠU CHUYỂN VỀ NGHĨA TRANG

Hai ngôi mộ này di chuyển về nghĩa trang năm 2011. Ngôi mộ cụ ở mã cả trong là song táng. Khi khai quật mộ cụ để di chuyển về nghĩa trang thì không tìm được tiểu của các cụ, ban khánh tiết vẫn di chuyển một phần đất ở chính giữa ngôi mộ cụ và di chuyển cụ về nghĩa trang nhưng chỉ xây 1 ngôi (ngôi bên trái nhìn thẳng vào). Ngôi mộ Cụ Tổ ở Cầu Mưỡu, dòng họ mất rất nhiều thời gian khi khai quật để di chuyển. Phải dùng cả máy múc nhưng cũng không tìm được tiểu của cụ. Ban khánh tiết vẫn lấy một phần đất ở mộ cụ để tượng trưng và vẫn di chuyển cụ về nghĩa trang (ngôi bên phải nhìn thẳng vào). Trưởng ban khánh tiết: cụ Phạm Văn Sang

Mộ tổ

 

NGÔI MỘ CỤ PHẠM VĂN CHUÔNG VÀ CỤ ĐINH THỊ ÁI

Cụ Phạm Văn Chuông và cụ Đinh Thị Ái đã cúng đất vào làm nhà thờ họ. Các con, cháu của hai cụ đã đi Nam sinh sồng từ năm 1940 và không trở lại quê hương. Mộ hai cụ trước đây nằm song táng tại xứ đồng Dền Đống. Khi nhà nước thu hồi khu Lò gạch ở Dền Đống để làm xí nghiệp bánh kẹo Thăng Long, chi 1 đã chuyển mộ 2 cụ về nghĩa trang và xây năm 1996 (ảnh bên dưới).

Mộ tổ

 DƯỚI ĐÂY LÀ MỘ CÁC CỤ TRƯỞNG CHI

1

                                           

2

 

3

 

3.2

 

5

 

6

 Lai Xá ngày 15 tháng 4 năm 2022 

 Thay mặt ban khánh tiết: Phạm Anh Tuấn

 

Phân loại