Cụ Thủy Tổ họ Phạm thôn Lai Xá từ làng Bát Tràng lên lập nghiệp tính đến nay khoảng 350 năm. Qua thời gian dài, từ thế kỷ 18, 19 việc học hành của toàn dân rất hạn chế.  Đầu thế kỷ thứ 20 chỉ một số người trong làng mới có điều kiện học hành, mới biết chữ, chữ Nho và chữ Quốc ngữ. Sau năm 1945, phong trào "Bình dân học vụ" mới dạy cho đa số dân làng "biết chữ". Tuy nhiên, đối với những người cao tuổi khi đó học cũng chỉ biết ký tên, đọc báo .... Bên cạnh đó, chiến tranh kéo dài qua nhiều thời kỳ, nhiều chế độ xã hội, việc học hành của toàn dân vì thế càng gặp nhiều khó khăn. Cuộc sống nói chung còn "ăn không đủ no, áo không đủ ấm". Qua chiến tranh, con người giữ được mạng sống là tốt lắm rồi, còn đâu thời gian, tâm trí để ý đến việc ghi chép Gia phả cho con cháu sau này.

Tôi nói sơ qua như vậy, mong các quý vị trong họ, nhất là các cháu còn trẻ, đời thứ 11, 12 đồng cảm với thực tế của cuộc sống những năm khó khăn, đói rét, chiến tranh, loạn lạc của các thế hệ đi trước .... để lý giải việc không ghi chép đầy đủ Gia phả của các thế hệ ở từng gia đình, từng chi và cả dòng họ.

Khoảng năm 1990 - 1991, xét thấy trong họ việc xưng hô của một số thành viên với nhau có biểu hiện của việc nhầm lẫn ngôi thứ, anh em. Năm 1993 tôi đã xin ý kiến các cụ trong họ (bằng văn bản), cho phép sao chụp 07 quyển Gia phả bằng chữ Nho của dòng họ để lưu và nghiên cứu. Năm 1995, sau khi nghiên cứu 07 quyển Gia phả, tôi bắt đầu làm Phả hệ của dòng họ. Trong khi làm Phả hệ, tôi đã sưu tầm thêm được 10 quyển Gia phả của các gia đình trong họ (bản photo) để tham khảo và hiện đang lưu giữ. Gia phả của các cụ và các chi: 1. Cụ Phạm Văn Hải (chi 1), 2. Cụ Phạm Văn Huyến (chi 1), 3. Gia phả chi 3, 4. Gia phả chi 5, 5. Cụ Phạm Văn Phượng (chi 5), 6. Cụ Phạm Văn Đào (chi 5), 7. Cụ Phạm Thị Giáo (chi 5), 8. Cụ Phạm Văn Bình (chi 5), 9. Bà Phạm Thị Bích (bà Bích Ngọc chi 6), 10. Ông Phạm Văn Hoà (ông Hoà Dần chi 6).

Cách làm như sau:

- Theo Gia phả bằng chữ Nho còn lưu tại nhà thờ, từ Cụ Thủy Tổ (cụ đệ nhất) xuống tới cụ sinh ra 6 cụ trưởng chi là 2 đời độc đinh. Các đời sau là con cháu của các cụ trưởng chi, nhà thờ không lưu giữ thông tin gì về ngôi thứ của các cụ trong từng chi.

- Khi đi tìm hiểu ở các chi và các gia đình, tôi thấy các chi cũng không ghi gia phả trong toàn chi. Có một số gia đình có ghi chép trong ngành nhà mình, nhưng chỉ ghi ngày giỗ của các cụ, không ghi ngôi thứ, không ghi năm mất. Có 2 gia đình ghi rõ các đời, ngôi thứ của các cụ trong ngành nhà mình như Gia phả của cụ Phạm Văn Đào và cụ Phạm Văn Phượng (chi 5).

- Tính từ cụ trưởng chi của 6 chi (đời thứ 4) về sau ở các chi cần thống kê các đời, các ngành, các gia đình. Từ năm 1996 đến 1999, tôi và ông Phạm Văn Sơn (trưởng chi 6) đã đi tới từng gia đình trong làng ghi chép, thống kê theo từng gia đình, từng ngành, từng chi. Các gia đình ở làng cung cấp thông tin cho cả các gia đình anh em gần nhưng sống xa quê. Lần đi thống kê xa nhất là vào nhà cụ Phạm Văn Tập (chi 6) ở Thôn Gia, xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội.

- Vì từ cụ trưởng chi (đời thứ 4) xuống tới các đời sau (đời thứ 9, 10) cần sắp xếp theo hàng ngang giữa các chi, tôi đã mời các cụ, các ông, bà trưởng của các chi, các cụ cao tuổi đại diện cho các chi đến nhà thờ họp để lấy ý kiến về ngôi thứ giữa các chi (ngày 20 - 2 năm Canh Thìn (25 - 3 - 2000). Văn bản lập năm 2000 có các cụ, các ông, bà tham dự và ký tên ghi nhận: ông Phạm Anh Tuấn (trưởng chi 1), ông Phạm Ngọc Kính (trưởng chi 2), ông Phạm Gia Phú (chi 2), ông Phạm Gia Cường (chi 2), cụ Phạm Gia Cập (chi 2), cụ Phạm Gia Quân (chi 2), cụ Phạm Như Yên (chi 2), cụ Phạm Văn Phú (trưởng chi 3 - trưởng ban khánh tiết), cụ Thành Nhung (chi 3), cụ Phạm Văn Lợi (trưởng chi 4), Cụ Nguyễn Thị Ngũ (vợ cụ Phạm Văn Đắc - trưởng chi 5), cụ Phạm Văn Bốn (chi 5), ông Phạm Văn Sơn (trưởng chi 6), cụ Phạm Văn Năm (chi 6), ông Phạm Thà (chi 6), Bà Trần Thị Ngọ (vợ ông Quang Miễn chi 6). Các thành viên tham gia buổi họp đã ký xác nhận, văn bản tôi đã lưu.

- Văn bản này ghi nhận các cụ sau ở 6 chi là ngang hàng nhau (đời thứ 9): Cụ Phạm Văn Huyến, cụ Phạm Văn Cát (chi 1), cụ Phạm Gia Ảnh, cụ Phạm Gia Cập (chi 2), cụ Phạm Văn Phú, cụ Phạm Văn Sang (Năm) (chi 3), cụ Phạm Văn Bối, cụ Phạm Văn Lợi (chi 4), cụ Phạm Văn Đắc, cụ Phạm Văn Đào (chi 5), cụ Phạm Văn Đỗ, cụ Phạm Đình Thực (bố ông Phạm Văn Thà).

- Từ đầu mối là các cụ đang là trưởng của các chi (đời thứ 9), tôi đã sắp xếp các đời 4, 5, 6, 7, 8 và các đời 10, 11,12 và 13 theo thông tin các gia đình, các ngành ở từng chi cung cấp.

Các cụ (đời thứ 9) ở các chi được xác định như sau:

- Chi 1:

             Cụ Hải, cụ Tiến, cụ Huyến, cụ Tuyến, cụ Cát, cụ Vui.

- Chi 2:

              Ngày 19 – 3 ÂL năm Đinh Hợi (5 - 5 – 2007), tôi và cụ Phạm Văn Sang (trưởng ban khánh tiết) tới dự giỗ cụ trưởng chi 2 (cụ bà) tại nhà ông Phạm Ngọc Kính. Chúng tôi cùng tập thể chi 2 đã lập văn bản và ghi nhận các cụ sau thuộc đời thứ 9: cụ Ảnh, cụ Ngật, cụ Đương, cụ Côn, cụ Sơn, cụ Kinh, cụ Sự, cụ Quân, cụ Phúc, cụ Khang, cụ Yên, cụ Thành, cụ Khôi, cụ Quang, cụ Tuế, cụ Văn, cụ Nên, cụ Nhâm, cụ Hưng, cụ Tài, cụ Anh, cụ Vượng, cụ Quy, cụ Cường, cụ Chức, cụ Thông, cụ Thắng. (các cụ, ông, bà có mặt tại buổi giỗ ký tên ghi nhận)

- Chi 3:

              Cụ Phú, cụ Sang.

- Chi 4:

              Cụ Bối, cụ Lợi, cụ Ngọ, cụ Tín.

- Chi 5:

                Ngày 27 – 11 ÂL năm Canh Thìn (22 – 12 – 2000), tôi tới dự buổi giỗ cụ trưởng chi 5 (cụ ông) tại nhà cụ Phạm Văn Đắc và đã cùng các thành viên có mặt làm văn bản ghi nhận các cụ sau đây thuộc đời thứ 9: cụ Đắc, cụ Sáu, cụ Học, cụ Đào, cụ Thông, cụ Lâm, cụ Bình. (các thành viên có mặt tại buổi giỗ ký tên ghi nhận)

- Chi 6:

               Sau nhiều lần thảo luận, tìm hiểu, ngày 1 - 1 - 2013, chi 6 cũng đi đến thống nhất các cụ sau thuộc đời thứ 9: cụ Xưởng, cụ Đỗ, cụ Mạnh, cụ Giần, cụ Năm, cụ Tuế, cụ Tăng, cụ Nhuận, cụ Nguyên, cụ Đương, cụ Đoan, cụ Chính, cụ Luận, cụ Thạch, cụ Thất, cụ Cung, cụ Xương, cụ Đào, cụ Châu, cụ Thông, cụ Bốn (Phệp), cụ Quý (Phệp), cụ Thực, cụ Phúc, cụ Trưng, cụ Đắc, cụ Nghi, cụ Di, cụ Truyền, cụ Học, cụ Bốn Mão, cụ Hiệp, cụ Thuận, cụ Giáp Canh. (các thành viên có mặt tại buổi Chạp bản chi đã ký tên ghi nhận)

Như tôi đã nói lý do ở trên, một thông tin nào đó về đời, ngôi thứ của một thành viên hoặc gia đình nào đó trong dòng họ (có thể ở chi 5 và 6) có thể còn bị nhầm. Nếu quý vị hay gia đình nào thấy nhầm thì trao đổi với các ông, bà trưởng của các chi để chỉnh sửa cho đúng. Khi tôi nhận được sự thống nhất của các chi về đời, ngôi thứ (bằng văn bản), tôi sẽ sửa ngay ở PHẢ HỆ. Một số tên đệm có thể nhầm vì ai đó khai hộ để tôi ghi, tôi sẽ sửa ngay khi nhận được thông tin chỉnh sửa.

Ở PHẢ HỆ, tôi chỉ gửi từ đời thứ 4 đến đời thứ 13, còn ngày giỗ của các Cụ Tổ đời thứ 1, 2, 3 tôi để ở mục "Các ngày giỗ", quý vị quan tâm có thể xem chi tiết ở đó.

PHẢ HỆ chỉ ghi tên giai, gái và con dâu của dòng họ, không ghi chồng, con của con gái họ. Các cụ đã mất thì ghi cả ngày mất (nếu nhớ được năm mất của các cụ thì càng tốt). Các thế hệ con cháu đang sinh sống ở mọi nơi lúc đầu chỉ ghi tên, sau bổ sung cả năm sinh.

PHẢ HỆ được bổ sung thường xuyên. Vậy kính mong các cá nhân và gia đình xem PHẢ HỆ ở file PDF (theo từng chi) và cung cấp cho tôi thông tin bổ sung để tôi kịp chỉnh sửa. Mọi thông tin xin gửi vào Zalo riêng của tôi qua số điện thoại: 0983 663 533 hoặc qua email: hophamlaixa@gmai.com

Ngày 10 tháng 4 năm 2022

Quyền trưởng nam: Phạm Anh Tuấn