CẦN TÌM THÔNG TIN VỀ CỤ BÀ PHẠM THỊ TẤM

Lý do tìm thông tin về cụ Tấm:

Vào năm 1927 cụ bà tên là Phạm Thị Tấm (có thể là cụ Tâm, Tứm…) cùng các cụ trong họ có để lại một bản giao ước bằng chữ Nho. Đến cuối năm 2022, đầu năm 2023 tôi mới nhờ Viện Nghiên cứu Hán Nôm dịch được ra tiếng Việt.

Gia đình cụ Phạm Văn Xuyến – chi 1 – với dòng họ

Cụ Phạm Văn Xuyến (1925 – 1992) - cụ Đỗ Thị Đôi (1926 – 2016)

Họ Phạm chúng ta xưa kia có ruộng “Kỵ điền” được giao cho các cá nhân cày cấy và có trách nhiệm tu lễ về nhà thờ Tổ nhân các dịp lễ tiết trong năm. Số ruộng này được gửi vào Hợp tác xã nông nghiệp Lai Xá từ năm 1960 để lấy thóc hoa lợi hàng năm. Đến năm 2008 Hợp tác xã không trả thóc hoa lợi cho dòng họ nữa.

Chi 1 tổ chức Chạp bản chi ngày 1 – 1 hàng năm

Giới thiệu chung

Chi 1 gồm 2 ngành: Ngành 1 - cụ Phúc Mẫn gồm cụ Hải, cụ Ba Cầm, cụ Tiến (cụ Năm Cầm), cụ Huyến, cụ Chư, cụ Nghiêm, cụ Xuyến, cụ Cát, cụ Độ, cụ Long. Ngành 2 - cụ Trúc gồm cụ Vui, cụ Ả Viễn (con cụ Kính), cụ Vũ (con cụ Ngũ). Cụ Hải đi Sài Gòn năm 1940, cụ Tiến đi Sài Gòn năm 1941, cụ Vui đi năm 1943, hiện đang sống ở Đồng Mơ, Tam Hiệp, Yên Thế, Bắc Giang.

Lời đề nghị bổ sung thông tin

Cần bổ sung các loại thông tin

Hiện nay trang Web của dòng họ cơ bản đã hoàn thành. Ban khánh tiết muốn lưu danh và vinh danh các cụ, các ông bà và các cháu trong dòng họ trước hết về các lĩnh vực: Các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các Liệt sỹ trong các cuộc kháng chiến, các nghệ nhân, cá nhân đã và đang làm nghề Nhiếp ảnh, các cá nhân đỗ đạt từ Thạc sỹ trở lên. Đây là sự ghi nhận những công lao đóng góp cho đất nước, là vinh dự của mỗi cá nhân, gia đình và cũng là niềm tự hào của dòng họ.

Quá trình làm Phả hệ - Phạm Tộc - thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội

Cụ Thủy Tổ họ Phạm thôn Lai Xá từ làng Bát Tràng lên lập nghiệp tính đến nay khoảng 350 năm. Qua thời gian dài, từ thế kỷ 18, 19 việc học hành của toàn dân rất hạn chế.  Đầu thế kỷ thứ 20 chỉ một số người trong làng mới có điều kiện học hành, mới biết chữ, chữ Nho và chữ Quốc ngữ. Sau năm 1945, phong trào "Bình dân học vụ" mới dạy cho đa số dân làng "biết chữ". Tuy nhiên, đối với những người cao tuổi khi đó học cũng chỉ biết ký tên, đọc báo ....

Subscribe to Chi 1