Họ Phạm Đại Tôn thôn Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội xin được lưu danh, vinh danh và ghi công các cụ, các mẹ đã chịu nhiều hy sinh mất mát cả tinh thần, vật chất, và người chồng, người con trai ruột thịt của mình trong các cuộc kháng chiến cứu nước. Sự mất mát của các cụ, các mẹ thật không gì có thể bù đắp được. Dòng họ xin trân trọng chia sẻ sự mất mát này của các cụ, các mẹ để đất nước, quê hương, dòng họ có được sự bình yên như ngày nay!

Dưới đây là những người con của dòng tộc được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng"

Cụ Phạm Thị Dậu (1920 – 1996) - Chi 6

Cụ Dậu

 

Cụ Phạm Thị Dậu sinh ra trong gia đình có 5 người con. Cụ là chị cả trong gia đình. Khi còn nhỏ, cụ sống cùng bố mẹ và các em tại phố Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội. Năm 1936, cụ lập gia đình với cụ ông là cụ Lê Đình Giáp ở thôn Giang Xá, Hoài Đức, Hà Nội. Hai cụ sinh được người con trai duy nhất là ông Lê Phúc Thái.

Theo lời kêu gọi của Đảng và Nhà nước trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cụ Lê Đình Giáp đã sớm tham gia cách mạng.

Năm 1949, cụ Lê Đình Giáp đã anh dũng hy sinh trong một cuộc đi càn của thực dân Pháp tại Đức Thượng, Hoài Đức, Hà Nội. Khi đó cụ đang giữ chức vụ huyện ủy viên, bí thư xã Sơn Trang (Sơn Đồng và Đức Giang).

Ông Lê Phúc Thái (1947 – 1986)

Năm 1965, ông Lê Phúc Thái đang là học sinh trường cấp 3 Sơn Tây (thị xã Sơn Tây), đã xung phong nhập ngũ, lên đường tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Năm 1968, ông đã anh dũng hy sinh tại chiến trường Quảng Trị, cao điểm 130, Cam Lộc, Cam Lộ, Hướng Hóa, Quảng Trị. 

Từ năm 1968 cụ Phạm Thị Dậu đã vĩnh viễn mất đi cả người chồng và người con trai duy nhất trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Tháng 11 năm 1994, cụ Phạm Thị Dậu được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”

 Cụ Phạm Thị Sáu (1897 – 1986) – Chi 2

Cụ Sáu

 

Cụ Phạm Thị Sáu sinh ra tại làng Lai Xá và lập gia đình với cụ ông Nguyễn Văn Phùng. Năm 1925 cụ cùng con trai Nguyễn Văn Vạn chuyển tới sinh sống cùng gia đình cụ Phúc Lai ở Hải Phòng. Năm 1946 khi thực dân Pháp tấn công Hải Phòng, cụ Nguyễn Văn Vạn là công nhân nhà máy chai và tham gia lực lượng tự vệ của thành phố Hải Phòng. Khi đang làm nhiệm vụ bảo vệ thành phố, cụ đã anh dũng hy sinh - trước cửa hiệu ảnh Phúc Lai / Nhà hát lớn thành phố Hải Phòng. Cụ là 1 trong 18 chiến sỹ hy sinh trong đợt Pháp gây hấn tại Hải Phòng. Cụ Phạm Thị Sáu mất đi người con trai duy nhất của mình và được nhà nước truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng năm 1995.

Cụ Sáu

 

 Cụ Phạm Thị Đỏ (1911 – 2004) – Chi 2

Cụ Đỏ

 

Cụ Phạm Thị Đỏ là con cụ Phạm Gia Luỹ (chi 2). Cụ lập gia đình với cụ ông là Hồ Văn Bảy và sinh được người con trai duy nhất là cụ Hồ Văn Đức. Cụ Hồ Văn Đức tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ và đã anh dũng hy sinh tại mặt trận phía nam ngày 1 tháng 1 năm 1971. Cụ được nhà nước phong tặng danh hiệu liệt sỹ ngày 22 tháng 3 năm 1974.

Cụ Phạm Thị Đỏ được nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng năm 1994.

Cụ Đỏ

 

Cụ Đỏ

 

Cụ Đỏ

 

Cụ Đức

 

Cụ Đức

 

Cụ Đức

 

Cụ Đức

 

Cụ Đức

 

Bài thơ "Lòng mẹ" trong tập thơ "Lòng nào lãng quên" của cụ Đặng Tích viết tặng cụ Phạm Thị Đỏ:

Cụ Đức

 

Cụ Đức

 

Cụ Nguyễn Thị Hội ( ..... - .....) - Chi 2

Cụ Hội

 

Cụ Nguyễn Thị Hội lập gia đình với cụ Phạm Như Trân (Chi 2). Hai cụ sinh được 7 người con, 5 trai và 2 gái. Trong đó 2 con trai cụ tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là cụ Phạm Như Giáp và cụ Phạm Như Xuất. Cả hai cụ đã anh dũng hy sinh taị làng Lai Xá khi thực dân Pháp về càn quét. Hai cụ được nhà nước phong tặng danh hiệu liệt sỹ. Cụ Nguyễn Thị Hội được nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng năm 2015.

Cụ Hội

 

Cụ Giáp

 

Cụ Xuất

 

Lai Xá ngày 27 tháng 7 năm 2022

Ban khánh tiết